Sưu tầm về Cá tra.

Publié le par lolond

Cá tra là tên gọi một họ, một chi và một số loài cá nước ngọt. Ở Việt Nam, cá tra sống chủ yếu trong lưu vực sông Cửu Long và lưu vực các sông lớn cực nam, có thân dẹp, da trơn, có râu ngắn.

Cá tra thuộc họ Pangasiidae. Họ Pangasiidae (họ cá tra) theo ITIS có 3 chi: chi Sinopangasius (1 loài), chi Helicophagus (3 loài) và chi Pangasius (27 loài). Tuy nhiên, chi và loài Sinopangasius, theo vài tài liệu như FishBase và một số bảng từ đồng nghĩa, được coi là từ đồng nghĩa của Pangasius kempfi (cá bông lau). Ngoài ra trong chi Pangasius, trong 2 bảng phân loại khoa học nêu trên có 3 cặp tên đồng nghĩa. Như vậy, có thể kể họ Pangasiidae có 2 chi và chi Pangasius có 24 loài.
Cá tra (theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1977) là loài cá nước ngọt, không vảy, giống cá trê nhưng không ngạnh.
Sự so sánh giữa cá tra và cá trê càng thêm tối nghĩa vì hai nhóm cá này có nhiều điểm khác biệt. Ngoài ra trong phân loại khoa học chúng thuộc hai họ khác nhau là Pangasiidae và Clariidae.

Ở Việt Nam.
Cá thuộc họ Pangasiidae (họ cá tra) với tên Việt có những loài sau:
    Helicophagus waandersii - Cá tra chuột
    Pangasius gigas - Cá tra dầu
    Pangasius kunyit - Cá tra bần
    Pangasius hypophthalmus - Cá tra nuôi
    Pangasius micronema - Cá tra
    Pangasius larnaudii - Cá vồ đém
    Pangasius sanitwongsei - Cá vồ cờ
    Pangasius bocourti - Cá xác bụng (cá ba sa)
    Pangasius macronema - Cá xác sọc
    Pangasius pleurotaenia - Cá xác bầu
    Pangasius conchophilus - Cá hú
    Pangasius polyuranodon - Cá dứa
    Pangasius krempfi - Cá bông lau
Trong 13 loài trên có 12 loài thuộc chi Pangasius và 1 loài thuộc chi Helicophasus. Ngoại trừ 3 loài: cá hú, cá dứa và cá bông lau, những loài cá trong họ cá tra có 3 nhóm: nhóm cá tra, nhóm cá vồ và nhóm cá xác.
Trở về nguồn gốc tên Việt của 3 nhóm cá này: tên cả 3 nhóm đều thuộc vào từ ngữ vay mượn từ tiếng Khmer: cá tra từ chữ trey pra, cá vồ từ chữ trey po và cá xác từ trey chhwaet. Còn ba loài còn lại thì cá hú trong tiếng Khmer thuộc trey pra (cá tra) và cá dứa được gọi là trey chhwaet (cá xác). Chỉ còn lại cá bông lau, tiếng Khmer gọi là trey bong lao.
Tuy còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa hai ngôn ngữ Việt-Khmer, nhưng việc gọi tên từng nhóm cá của người Khmer và người Việt đã khơi mào cho vấn đề đặt tên phân chi cho chi Pangasius. Ở đây, hy vọng các chuyên gia sẽ đi vào chi tiết từng loài của họ cá này và từ đó tìm câu trả lời, có nên đặt tên phân chi hay không.

Trong số 13 loại này, có hai loài cá đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Loài cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei) được ghi tên trong sách đỏ từ năm 1996. Loài cá tra dầu (Pangasius gigas) có tên trong sách đỏ từ năm 2002. Ngoài ra có một số loài đã trở thành cá nuôi, vài loài được nuôi với tầm vóc qui mô.[sửa] Tình hình phát triển ngành nuôi cá tra
Trong họ cá tra có một số loài được nuôi trong hồ từ lâu đời, đặc biệt là cá tra (cá tra nuôi). Ngày nay ngành cá nuôi trở thành một công nghiệp nuôi và chế biến mà họ cá tra là trọng điểm. Trên đà nghiên cứu cho ngành cá nuôi có rất nhiều báo cáo về môi trường sống, thức ăn... của họ cá tra trong điều kiện thiên nhiên và trong điều kiện "gia ngư hóa".
Đối với 2 loài có tên trong sách đỏ, đã có những dự kiến bảo vệ bằng cách cấm hoàn toàn việc săn bắt và nghiên cứu phương thức

 

Phát triển nuôi cá tra .


Theo sự đánh giá của P. Cacot và J. Lazard năm 2004, tương lai phát triển ngành nuôi cá họ này như sau:
    Cá tra nuôi (Pangasius hypophthalmus): kỹ thuật nuôi có tầm vóc sản xuất qui mô, giới tiêu thụ xếp vào loại tạm ngon.
    Cá xác bụng hay cá ba sa: (Pangasius bocourti): kỹ thuật nuôi khá qui mô, giới tiêu thụ xếp vào loại ngon.
    Cá tra bần (Pangasius mekongensis hay P. kunyit): kỹ thuật nuôi còn ở giai đoạn thử nghiệm, giới tiêu thụ xếp vào loại ngon đến thật ngon.
    Cá vồ đém (Pangasius larnaudii): kỹ thuật nuôi còn ở giai đoạn thử nghiệm, giới tiêu thụ xếp vào loại ngon.
    Cá hú (Pangasius conchophilus): kỹ thuật nuôi còn ở giai đoạn thử nghiệm, giới tiêu thụ xếp vào loại ngon.
    Cá bông lau (Pangasius krempfi): chưa có thông tin về kỹ thuật nuôi, được xếp vào loại ngon nhất.

Quy mô nuôi trồng.
Nuôi và chế biến cá tra có tầm quan trọng trong cả Việt Nam và cung cấp công ăn việc làm cho hàng vạn nông/công nhân. Ngành nuôi cá tra đang có đà phát triển mạnh, dù có ảnh hưởng ít nhiều của vụ kiện của Hoa Kỳ trước đây, và còn có điều kiện gia tăng trong tương lai.
Về mặt tiêu thụ, đối với Bắc Mỹ, cá tra đã là một loại thực phẩm quen thuộc, vì Bắc Mỹ cũng sản xuất cá nuôi da trơn nên việc tìm khách hàng tiêu thụ không gặp khó khăn. Đối với các châu lục khác, ngoài châu Á, người tiêu thụ còn bỡ ngỡ với món thực phẩm mới này, nhất là cá xác bụng (cá ba sa), người châu Âu khó chấp nhận vì thành phần mỡ cao. Trong thời gian tới, những loài chưa có mức sản xuất qui mô như cá bông lau, cá vồ đém, cá hú còn ở trong tình trạng thử nghiệm, sẽ là những bàn đạp để gia tăng tiêu thụ.


Thăng trầm nghề nuôi cá tra.
Trong khoảng thời gian từ cuối 2010 đến đầu năm 2011, giá cá tra nguyên liệu liên tục tăng, giúp người nuôi phấn khởi sau thời gian dài bị thua lỗ. Cứ ngỡ nghề cá sẽ trở lại thời hoàng kim, nhưng giữa tháng 5-2011 đến nay giá cá đảo chiều giảm mạnh, người nuôi khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, chi phí đầu vào tăng đẩy hàng loạt hộ nuôi cá tra 'treo' ao và nguy cơ đứng bên bờ vực phá sản. Để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững, cần có chiến lược phát triển phù hợp và sự chung tay của 'bốn nhà': Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông.
Nối tiếp những đợt tăng giá liên tục, những ngày đầu tháng 3 năm nay, giá cá tra nguyên liệu tăng vọt từ 26 nghìn đồng/kg lên 28.500 đồng/kg. Với đà tăng đó, nhiều chuyên gia dự đoán giá cá sẽ tiếp tục tăng trên 30 nghìn đồng/kg. Thế nhưng, từ những ngày đầu tháng 5 đến nay, các thương lái thu mua cá tra thịt trắng, loại từ 0,7 đến 1 kg/con tại ao chỉ còn 24.000 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với các tuần trước đó và hiện nay đang tiếp tục giảm. Trong khi đó, lượng cá tra dự kiến thu hoạch trong năm toàn vùng gần một triệu tấn, cá đến lứa thu hoạch khoảng 1 kg/con tồn đọng nhiều do doanh nghiệp (DN) mua cầm chừng, nhà máy chỉ hoạt động khoảng 30-40 % công suất, làm cho lượng cá tra ngày càng ứ đọng.
Những thông tin vừa nêu chỉ mang tính thời điểm, bởi trên tổng thể, người nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL gặp nhiều khó khăn đeo đuổi. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh ĐBSCL, những tháng qua, dù giá cá tra tăng và người nuôi có lãi, nhưng từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá tại các tỉnh thành trong khu vực lại giảm. Cụ thể, đến thời điểm này tỉnh Đồng Tháp mới thả được khoảng 900 ha cá tra, giảm khoảng 200 ha so với cùng kỳ năm ngoái; Vĩnh Long đang thả nuôi là 279 ha, giảm 31 ha so cùng kỳ; TP Cần Thơ mới thả nuôi 176 ha, chỉ bằng một nửa diện tích so với cùng kỳ năm ngoái.

Kỹ thuặt nuôi cá Tra.
Bốn nước trong hạ lưu sông Mê kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái lan, Capuchia, Lào và Việt nam do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Ở Capuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá ba sa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi. Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80. Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam bộ và đối tượng nuôi chính là cá tra. Tài liệu thống kê của tỉnh An giang cho thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở nông thôn của tỉnh lúc bấy giờ là nuôi cá tra. Tài liệu của Ủy Hội sông Mê kông cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền Nam Việt nam những thập niên 50-70. Từ trước những năm 1970, kỹ thuật nuôi còn hạn chế, thì nghề nuôi cá còn mang tính chất đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra, các đối tượng khác rất ít. Hiện nay nuôi cá tra và ba sa đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối tượng này. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 - 300 tấn/ ha, cá tra và ba sa nuôi trong bè có thể đạt tới 100 - 300kg/ m3 bè. Ðồng bằng sông Cửu long và các tỉnh Nam bộ mỗi năm cho sản lượng cá tra và ba sa nuôi hàng trăm ngàn tấn. Nghề nuôi cá bè có lẽ được bắt nguồn từ Biển Hồ (Ton le sap) của Căm pu chia được một số kiều dân Việt nam hồi hương áp dụng khởi đầu từ vùng Châu đốc, Tân châu thuộc tỉnh An giang và Hồng ngự thuộc tỉnh Ðồng tháp vào khoảng cuối thập niên 50 thế kỷ trước. Dần dần nhờ cải tiến,bổ sung kinh nghiệm cũng như kỹ thuật. Nuôi cá bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Ðồng bằng sông Cửu Long có hơn 50% số tỉnh nuôi cá bè, nhưng tập trung nhất là hai tỉnh An Giang và Ðồng tháp, với hơn 60% số bè nuôi và có năm đã chiếm tới 76% sản lượng nuôi cá bè của toàn vùng. Nguồn giống cá tra và ba sa trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào vớt trong tự nhiên. Hàng năm vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch, khi nước mưa từ thượng nguồn sông Cửu Long (MêKông) bắt đầu đổ về thì ngư dân vùng Tân châu (An giang) và Hồng ngự (Ðồng tháp) dùng một loại lưới hình phễu gọi là 'đáy' để vớt cá bột. Cá tra bột được chuyển về ao để ương nuôi thành cá giống cỡ 7-10cm và được vận chuyển đi bán cho người nuôi trong ao và bè khắp vùng Nam bộ. Khu vực ương nuôi cá giống tập trung chủ yếu ở các địa phương như Tân châu, Châu đốc, Hồng ngự, các cù lao trên sông Tiền giang như Long Khánh, Phú thuận. Trong những thập niên 60-70 thế kỷ 20, sản lượng cá bột vớt mỗi năm từ 500-800 triệu con và cá giống ương nuôi được từ 70-120 triệu con. Sản lượng vớt cá bột ngày càng giảm do biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá mức của con người. Ðầu thập niên 90, sản lượng cá bột vớt hàng năm chỉ đạt 150-200 triệu con (Vương học Vinh, 1994). Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra được bắt đầu từ năm 1978 và cá ba sa từ 1990. Mỗi năm nhu cầu con giống cá ba sa từ 20-25 triệu con. Từ năm 1996, trường Ðaị học Cần thơ, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II, công ty Agifish An giang đã nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ nhân tạo cá basa thành công, chủ động giải quyết con giống cho nghề nuôi cá ba sa.
I. Ðiều kiện ao nuôi
- Các ao hồ ở trong làng xóm, do đào ao vật thổ tạo ra; nếu ao bị tù, cơm bùn đóng lại quá nhiều, phải tát cạn, dọn sạch cây que, nếu ao nhỏ phải được cải tạo, phá bờ ao nhỏ làm thành ao có diện tích 360 m2 - 1.500m2; vét (hút) bớt bùn lên vườn, chỉ để lại 1 lớp 20 - 30cm;
- Ao có độ pH - 6,7 không tù cớm, có nguồn nước cấp vào và thoát đi dễ dàng, không bị ô nhiễm;
- Ao có bờ cao hơn mức mưa cao nhất từ 0,4 - 0,5m, cống, đăng dào chắn, giữ cho cá không đi được.

II. Chuẩn bị ao nuôi
- Ao là môi trường sống của cá, để cho cá lớn nhanh đạt năng xuất cao, tránh bệnh tật, cần phải làm tốt việc chuẩn bị ao nuôi;
- Hàng năm, hoặc 2 năm ao nuôi cá phải được tát cạn vào cuối năm hoặc đầu xuân bắt cá lớn, chọn để lại cá nhỏ; bốc bùn ở đáy ao vứt lên quanh bờ, lấp hết hang hốc, cây cỏ, dùng trang trang phẳng đáy và quanh bờ, dùng 10 - 15 kg vôi bột/1000m2 rắc đều quanh bờ và đáy, diệt hết cá tạp, phơi nắng 7 - 10 ngày cho mùn bã hữu cơ đáy ao phân huỷ;

- Lọc nước vào ao qua cống có vật chắn là vải màn hoặc bao trấu, ngăn cá tạp theo vào ăn hại thức ăn; nước tháo vào sâu 0,8 - 1m, dùng 100 - 150 kg phân chuồng/1002, ủ mục rắc đều khắp ao hoặc dùng phân ủ một hố ở góc ao định kỳ múc nước té khắp ao, cho sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển.

III. Ðối tượng nuôi
- Những nơi có tập quán nuôi từ trước chưa có điều kiện thâm canh thì nên sử dụng các đối tượng :
+ Cá trắm cỏ, cá chép, cá mè;
+ Cá trôi ấn Ðộ, cá rô phi;
- Những nơi có điều kiện thâm canh, nuôi năng xuất cao cần sử dụng các đối tượng : Cá chim trắng; cá rô phi đơn tính; cá chép lai; tôm càng xanh.

IV. Kỹ thuật nuôi
1 Thả giống :
- Cá giống thả phải chọn giống cá khoẻ mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh không có vết bệnh, cá sáng con, đều con, không còi cọc : Trắm cỏ : 100 - 150 gr/con; cá mè, trôi : từ 12 - 15 cm/con; cá chim trắng, rô phi : 8 - 10 cm/con; tôm càng : 2 - 3 cm/con.

- Tỷ lệ thả :
+ Thả cá trắm cỏ là chủ yếu 50%;
- Các loại cá khác như cá chim trắng, cá chép lai, cá rô phi 50%.

- Mật độ thả :
+ Thả bình thường thì mật độ 1,5 - 2 c/m2;
+ Nếu nuôi bán thâm canh thì thả 2 - 3 con/m2.

- Thời vụ thả :
+ Cuối tháng 3 đầu tháng 4 thả cá giống vào ao đã tẩy dọn sẵn, để thu hoạch tỉa vào tháng 10 - 11;
+ Nếu chuyển cá nhỏ năm trước xang thì thả vào tháng 11 - 12, giữ cá qua đông, chăm sóc nuôi, thu hoạch tỉa vào tháng 8 - tháng 9 năm sau.

2 Chăm sóc quản lý :
- Cá nuôi từ tháng 4 chăm sóc cho ăn; nếu ao nuôi thông thường thì 7 - 10 ngày phải bón phân 1 lần, mỗi lần từ 50 - 70 kg/100m2; phân ủ mục rắc khắp ao, cũng có thể dùng phân cỏ, rắc ủ vào 1 tháng ở góc ao, định kỳ hoà nước phân té khắp mặt ao, lượng té nhiều hay ít là căn cứ quan sát mầu nước, lá chuối non là tốt, nếu nhạt thì tăng phân và ngược lại;
- Nếu nuôi cá trắm cỏ là chính thì tăng cường cho cá trắm cỏ ăn mỗi ngày 40 - 100 kg/100m2 rắc vào khung cho cá trắm cỏ ăn, cá trắm cỏ thải ra phân, phân tan ra nước sinh vật phát triển nuôi được các loại mè, trôi, chép, rô phi;
- Nếu nuôi thâm canh thả mật độ dày 2 - 3 c/m2 thì phải cho ăn thức ăn tổng hợp chế biến như ngô, khoai và 25% đạm cho cá chóng lớn;
- Tất cả các trường hợp ao nuôi thông thường đến thời kỳ vỗ béo chuẩn bị thu hoạch trước 1 - 2 tháng đều phải dùng thức ăn tinh cho ăn thêm hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối với lượng 7 - 8% trọng lượng cá trong ao.
Cá nuôi : Hàng ngày phải kiểm tra bờ cống tránh để rò rỉ cá đi mất; thường xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ rác thừa nơi cá ăn, định kỳ 10 - 15 ngày đùa ao 1 lần, đề phòng cá bị bệnh, khí độc bốc đi, cá hoạt động khoẻ phòng độc bệnh cho cá.
Trước tháng 3 và tháng 9 hằng năm, cần cho cá ăn thuốc Triên Ðắc 1 của Trung Quốc mỗi ngày 1 lần. Mỗi lần dùng 10 gr thuốc trộn với thức ăn đã nấu chín cho 50 kg cá ăn cho 3 ngày liền đề phòng cá mắc bệnh.
Nếu cá đã mắc bệnh đốm đỏ thì sử dụng thuốc Triên Ðắc 50g trộn với thức ăn là cám nấu cho 50 kg cá ăn, cho ăn 3 ngày liền.

3 Thu hoạch :
Cá nuôi được 6 - 8 tháng đạt cỡ thu hoạch nên tiến hành thu hoạch theo 2 cách:
- Ðánh tỉa - Thả bù : Cuối hàng năm khi thu hoạch cá, chọn để lại các loại cá giống lớn, đối với trắm 150 - 200 g/con; trôi 15 - 20 cm/con.
Thả cá vào ao đã tẩy dọn, tháng 3 nuôi tích cực, đến tháng 8, tháng 9 kéo lưới thu tỉa các loại cá to, thả tiếp loại cá giống để nuôi. Cuối năm thu 1 lần nữa 2 năm tát cạn thu hoạch và tẩy dọn vệ sinh ao.
- Thu hoạch hằng năm : Cá nuôi tích cực 1 năm đạt cỡ như cá trắm 1,5 - 2 kg/con; cá mè, cá trôi 0,4 - 0,5 kg/con, thì kéo lưới thu hoạch bớt và tát cạn bắt hết, tẩy dọn nuôi tiếp năm sau.

Web Ninh Thuận (Theo Thông tin KHCN Thuỷ Sản)




 

.

Publié dans ** SAVRS-HƯƠNG VỊ

Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
Commenter cet article