Histoire : Diễn tiến những ngày mất nước 30/4/1975.

Publié le par laure nguyen duy

(Viết theo Nam Nguyên Phương Anh - Nguyễn An – vn đi tới ,

Một thời Phan-châu Trinh Đà nẵng

Cách đây 30 năm, ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc chiến tranh VN kéo dài 21 năm đã kết thúc, hai triệu người ở cả hai miền Nam Bắc thiệt mạng.

 

Để đánh dấu tam thập niên ngày kết thúc cúa cuộc chiến tranh đẩm máu quốc cọng, chúng tôi xin nhắt lại cuộc diễn tiến lịch sử trong tuần lễ cuối cùng của thánh tư đen 30/04/75.

 

Ngày 6/1/75 - Trong một trận mất thảm hại cho Việt Nam Cọng Hoà, quân miền Bắc tấn công, chiếm đươc Phước Bình, Phước Long và vùng phụ cận. Cuộc tấn công này vi phạm trắng trợn hiệp định Ba Lê, nhưng Hoa Kỳ không trã đũa. Những hy vọng pháo đài B-52 dội bom quân Cọng Sản xâm lược, cũng như Hoa Kỳ tăng viện trợ không còn nữa.

Ngày 11/3/75Quân đội hùng hậu miền Bắc tổng tấn công miền Trung Việt Nam gây thiệt hại nặng nề cho Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà.
Ban Mê Thuột, thị trấn Darlac vùng Cao Nguyên Trung Phần bị mất.

Ông Nguyễn văn Thiệu, Tổng Thống lúc bấy giờ quyết định rút quân bỏ Plieku và Kontum. Ông Thiệu quyết định thay đổi chiến lược "cắt đất, chia bớt dân cho Cọng Sản". Chiến lược mới này ông Thiệu gọi là "Chiến lược đầu bé đít to".  Việt Nam Cọng Hoà sẽ bỏ những vùng núi it dân, rút về phòng thủ những vùng trù phú, đông dân. "Ðầu bé" bao gồm Cao Nguyên , Quảng Trị, Thừa Thiên; "Ðít to" gồm đồng bằng sông cửu Long và Duyên Hải.


Ngày 17/3/75 – Cuộc rút bỏ Cao Nguyên khởi sự từ ngày 17-3-1975 gây hoang mang, xáo trộn khắp nơi. Binh sĩ Việt Nam Cọng Hoà tháo lui trong hỗn loạn, 60 ngàn người chết hoặc mất tích.
"Cuộc triệt thoái Cao Nguyên là một quyết định chiến lược sai lầm của tập đoàn lãnh đạo đất nước và chỉ huy Quân Ðội, đưa đến sự sụp đổ tinh thần, làm tan rã Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà và mất nước. Một cuộc hành quân triệt thoái với những bi thảm, kinh hoàng và thiệt hại lớn lao nhất trong lịch sữ chiến tranh Việt Nam" (Phạm Huân - "Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975").

Tháng 3/75 - Quân đội miền Bắc đem 100 ngàn quân bao vây các tỉnh Quảng Trị, Huế và Ðà Nẵng. Với thiết giáp và tám sư đoàn pháo binh họ lẹ làng chiếm được tỉnh Quảng Trị.

Ngày 17/3/75Huế, trung tâm văn hoá, thành phố lớn nhất thứ ba của Việt Nam Cọng Hoà rơi vào tay quân đội miền Bắc. Sau đó là Ðà Năng, thành phố lớn thứ nhì cuả miền Nam. Xuân Lộc, thị trấn Long Khánh rơi vào tay quân miền Bắc.

 



Đầu tháng Tư 75 - Trong vòng năm tuần lễ quân đội miền Bắc đã chiếm được mười hai quận, kiểm soát tám triệu dân. Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà, mất đi những sư đoàn thiện chiến nhất, hơn một phần ba binh sĩ và một nửa vũ khí.


 

Ngày 8/4/1975 - Nguyễn Thành Trung đem báy bay thả bom dinh Ðộc Lập. Trước nguy cơ mất nước, các giới lãnh đạo chính trị, tôn giáo, và các đoàn thể yêu cầu Ông Thiệu từ chức. Tin đồn có hai cuộc đảo chánh hụt đã xảy ra.

 

Ngày 21/4/1975  - TT Nguyễn Văn Thiệu chịu áp lực từ nhiều phía và quyết định từ chức. Ông nói: “Thưa đồng bào anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo hiến pháp phó tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức tổng thống.”

Khi nhà giáo Trần Văn Hương lên nắm giềng mối quốc gia, thì lúc đó 6 sư đoàn quân cộng sản Bắc Việt đang khép chặt vòng vây thủ đô Saigon, nơi có 3 triệu người sinh sống.

Ngày 24/4/1975 - Dự đoán sự sụp đổ của Việt Nam Cọng Hoà, Tổng Thống Hoa K ỳ, Gerald Ford, thông báo tại New Orleans, là đối với Hoa K ỳ, cuộc chiến Việt Nam đã "kết thúc".

Ngày 25/4/1975 - Ông Nguyễn văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm  và đoàn tùy tùng đáp chuyến bay đặc biệt đi Ðài Loan.

Ngày 26/4/1975 - Nhận nhiệm vụ được 5 ngày, tới ngày 26/4 Ông Trần Văn Hương yêu cầu quốc hội tìm người thay thế mình, một người mà theo ông có đủ khả năng tìm giải pháp vãn hồi hoà bình hoà giải dân tộc.

Quốc hội ra nghị quyết chỉ định đại tướng Dương Văn Minh vào chức vụ tổng thống.

Ngày 28/4/1975 - Quân miền đã tiến đến gần ngoại ô Saigòn. Các nhà lãnh đạo Việt Nam Cọng Hoà, vội vã đưa tướng Dương văn Minh lên thay Tổng Thống Trần văn Hương để kết thúc chiến tranh theo các điều kiện cuả miền Bắc đòi hỏi. Trong bài diễn văn nhậm chức, Ông Minh keu gọi "người anh em phiá bên kia, Chính Phủ Lâm Th ời Miền Nam Việt Nam " hãy tham gia cuộc hưu chiến và hoà đàm cho một giải pháp chấm dứt cuộc chiến.

Chiều ngày 28/4/1975 Lễ Bàn Giao giữa hai ông Trần Văn Hương và Dương Văn Minh được tổ chức tại Dinh Độc Lập.

Lời tổng thống Hương liên tục với tường thuật của phóng viên: “ …Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng….(vỗ tay)….(tường thuật)

Sau khi nguyên tổng thống Trần Văn Hương đọc xong bài diễn văn trao nhiệm, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan đã gỡ huy hiệu tổng thống hai con rồng bay xuống…và thay thế bằng một huy hiệu tổng thống mới…với hình một hoa mai năm cánh…

Đây là phóng viên Hệ Thống Truyền Thanh VN, quí thính giả đang theo dõi trực tiếp truyền thanh lễ trao nhiệm chức tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương và cựu đại tướng Dương Văn Minh …

Lúc này bên ngoài dinh Độc lập chúng tôi nhận thấy trời đã bắt đầu mưa nhỏ và Saigon đang trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước…”

Cho đến 30 năm sau, vẫn chưa có lời giải đáp là tại sao Nam Việt Nam lại tan rã nhanh chóng như vậy. Tuy nhiên theo nhiều nhà phân tích thời cuộc, thì kể từ lúc tổng thống Thiệu từ chức ngày 21/4 và vội vã ra đi 2 ngày sau đó, sự kiện chế độ VNCH cáo chung chỉ còn là vấn đề thủ tục.

Ngày 29/4/1975 - Trực thăng Thủy quân lục chiến và của không quân Hoa K ỳ, bay từ các chiến hạm ngoài khơi, không vận một ngàn người Mỹ và hơn năm ngàn người Việt tị nạn ra khỏi Saigòn, trong vòng 18 tiếng đồng hồ.

Trực thăng Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa tản mát bay đậu trên các chiến hạm Hoa K ỳ. Những trực thăng này phải vứt xuống biển, nhường chỗ đậu cho những chiếc kế tiếp.
Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ đáp trực thăng xuống chiến hạm USS Midway và sau đó chuyển sang chiến hạm Blue Ridge.

Ngày 30/4/1975 10 giờ sáng  - Đại Tướng Dương Văn Minh được xem là người thích hợp nhất để nhận trách nhiệm ra lệnh đầu hàng. Mời quí vị nghe lại tuyên bố của tổng thống Dương Văn Minh được phát đi trên Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/4/1975:

“ Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó.  

Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp chính phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự…tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào…”

Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập lại nhiều lần lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh , cũng như nhật lệnh tương tự của thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được bổ nhiệm làm phụ tá cho tổng tham mưu trưởng sau cùng là Trung Tư ớng Vĩnh Lộc. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước.

Ngày 30/4/1975 10 giờ 45 sáng  - Xe Tăng Cộng Sản Bắc Việt tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập lúc 10g45 phút sáng ngày 30/4, đánh dấu sự cáo chung của chế độ VNCH. Một chế độ được xây dựng bởi những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Chế độ ấy trải qua hai nền cộng hoà tồn tại được 21 năm.

Cuộc chiến quốc cộng huynh đệ tương tàn làm thiệt mạng hơn hai triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc. Phía đồng minh của VNCH, 58 ngàn quân nhân Mỹ tử trận cùng hàng ngàn binh sĩ của các nước Nam Hàn, Thái Lan, Úc và Tân Tây Lan.

Ðại Sứ Martin không muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị bắt ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với chúng tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo là sẽ lên sân thượng của Toà Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội, và chúng tôi nói lời từ giã với nhau.

Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.

Để tưởng niệm ngày xưa xin trích lại một bài ca Việt :

 


 

Hậu quả - Chiến tranh Việt Nam chấm dứt sau 15 năm đẫm máu. Hơn một triệu binh sĩ miền Nam lẫn miền Bắc tử trận, hàng ngàn thường dân bị chết.

Các binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà, công chức kẹt lại bị gọi đi tập trung lao động cải tạo ở các trại rải từ Phú Quốc, Cà Mau đến Lào Cay tận biên giới Trung Quốc.



Cuộc di tản bằng thuyền để trốn chế độ Cọng Sản bắt đầu.

Sau 1975, số lượng người Việt đã bỏ xác trên biển Đông, trong tay hải tặc suốt 22 năm từ 1975 đến 1997 khi các trại tỵ nạn chính thức đóng cửa, lần nữa, cũng chẳng thể nào thống kê được. Những trại tỵ nạn Camp Pendleton, Leamsing, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, White Head, Panat Nikhom, Galang,… sau những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão trong đói khát, lo âu.

Bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc để xin tha cho đứa con gái chỉ mười lăm tuổi ốm o bịnh hoạn của bà. Nước mắt và những lời van xin của mẹ không lay động tâm hồn của những con người không còn một chút lương tri. Tiếng niệm Phật, lời cầu kinh không ai nghe. Không có Chúa và không có Phật, ở đó, trên bãi san hô của đảo Koh Kra, phía nam vịnh Thái Lan, chỉ có những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh và giọng cười man rợ của bầy ác điểu Thái Lan. Chúng ta có thể từng nghe kể lại những chuyến vượt biển hãi hùng, những cái chết thương tâm, tuy nhiên những cảnh hãi hùng và thương tâm nhiều lần hơn như thế sẽ không bao giờ nghe được, đơn giản vì chẳng còn ai để kể.

 

30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu một thảm cảnh của dân tộc Việt Nam, ngày mà cán binh cộng sản xâm chiếm nước Việt Nam Cộng Hoà. Đảng CS  đã áp đặt lên dân tộc Việt một thể chế ngoại lai, man di mọi rợ : vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc. 

Nước Việt rơi vào chế độ độc tài và độc đảng. Quyền dân bị tịch thâu bở đáng CS. Kinh tế và giáo dục bị kiềm chế. Tư do bị xáo bỏ. Cho đến bao giờ ???

Publié dans ** CULT-VĂN HÓA

Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
Commenter cet article