Thuyết minh về chiếc Nón lá.

Publié le par lolond

(documenté par, sưu tầm bởi, documented by KHANH-BLOG)
Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam...

Nhất là Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa.
Đi khắp phương trời, thấy nhiều kiểu nón, kiểu mũ của nhiều đất nước, nhiều dân tộc, nhưng chưa thấy chiếc nón nào gồm đủ các sắc thái bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam.

Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,
Che chở bao la khắp bốn bờ.
Khi để (đội) tưởng nên dù với tán,
Khi ra thì nhạt (lạt) nắng cùng mưa.
Che đầu bao quản lòng tư túi,
Giúp chúa nào quen nghĩa sớm trưa.
Vòi vọi ngồi trên ngôi thượng đỉnh,
Ai ai lớn nhỏ đội ơn nhờ.”
(Thơ cổ)

Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).
Ở Việt Nam, cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Có thể kể ra các loại theo miền và cách xữ dụng :
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ.

Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón - một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre.


Chúng tôi giới thiệu sơ về Nón lá, xin ghi lại rất nhiều cãm hứng nhân gian :

Trời mưa thì mặc trời mưa
Em không có nón thì chừa em ra
(Ca dao)

Tiếc vì nón lá quai mây,
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm.
(Ca dao)

Chợ Dinh bán áo con trai,
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.
(Ca dao Huế)


Tròng trành như nón không quai,
Như thuyền không lái như ai không chồng!
(Ca dao)

Ra đường nghiêng nón cười cười,
Như hoa mới nở, như người trong tranh
(Ca dao)

Voir aussi :

√  Đôi guốc trong dân gian Việt Nam. 
√  Đồ gốm sứ Việt Nam qua các thời đại.
  En Hommage à Hữu Loan : Màu Tím Hoa Sim.

  Giới thiệu sách - Présentation du livre Đông-Phong : Papy, conte-nous ta terre lointaine.
Houston Texas - Arts of Ancient Viet Nam : From River Plain to Open Sea - triển lãm hơn 100 cổ vật nghệ thuật của Việt Nam
etc ...

Publié dans ** CULT-VĂN HÓA

Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
Commenter cet article
C
<br /> <br /> C’est cool ! Votre article est cool ! Et de plus, j’aime bien la semelle rouge de Christian Louboutin. Vous l’aimez aussi ? Venez portez les talons hauts pour les fêtes ! chaussures Christian<br /> Louboutin sont en soldes. Tout est moins chers!<br /> <br /> <br /> <br /> <br />
Répondre