Lao động : Cào hến.

Publié le par lolond

Trong từ điển dạ dày của giới trẽ Quảng Nam, hến xào xúc bánh tráng là món không thể thiếu. Hến có quanh năm, nhưng "rộ mùa" chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.

Tháng 3, sông cạn nước hơn, con hến qua một mùa mưa cũng sinh sôi nảy nở nhiều và đó là dịp để  giới trẽ ven sông xứ Quảng nhộn nhịp một mùa làm thêm trên sông nước.


Vất vả như cào hến!


Làm hến là công việc mưu sinh từ lâu của những gia đình ven sông ở Quảng Nam, có nơi cả làng cùng làm nghề này như làng Tân Phú (Tam Kỳ), Thạnh Hòa (Quế Sơn).


Con hến được tận dụng tất cả: ruột hến xào, nấu canh ngon tuyệt, nước luộc hến ngọt "bá phát", còn vỏ hến thì dùng để nung vôi nên hến được xem như tài sản của làng. Vào mùa, bố mẹ quần quật bên lò luộc hến, lò vôi còn trẽ thì "xung phong" khoản đi cào, rửa hến.


Nghề hến không đói mà lo
Cái ruột, cái vỏ, cái tro cũng có tiền
Ban ngày cào xúc liên miên
Tối lại, chẻ tre đan sọt liền liền hai tay.


Bốn câu mở của bài hò cào hến, có thể cho chúng ta hình dung một cách khái quát về nghề này.

 

Con hến bé tí tị, chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay út một tẹo, lại nằm dưới đáy sông nên công việc xúc hến khá vất vả, chỉ dành cho con trai. Để có thể "vào nghề", yêu cầu đâù tiên với người cào hến là phải thạo bơi lội và giỏi chịu lạnh. Đồ nghề gồm một chiếc ghe con, một bàn cào bằng tre và vài chiếc rổ mắt thưa. Cào hến chóng mất sức do phải ngâm mình trong nước nên đi theo nhóm là lựa chọn hàng đầu của các "thợ cào". "Nhóm tớ thường đi từ 3 - 4 người, vừa cào vừa tranh thủ rửa hến luôn cho nhanh."- 

Học buổi sáng, buổi chiều tầm 3 đến 6 giờ là nhóm giới trẽ Quảng Nam í ới gọi nhau kéo ghe ra sông. Tùy theo độ lên xuống của thủy triều mà nhóm quyết định cào gần hay xa bờ. Thông thường, các người trai sẽ đảm nhận khâu cào, việc phân loại, sàng và rửa hến đã có hai cô bạn đi cùng. Nhẹ nhàng cột vòng dây của chiếc cào tre vào lưng, anh chàng ấn mạnh mũi cào xuống đáy sông, dùng sức đẩy cào đi chừng 2 - 3m rồi nhẹ nhàng nhấc cào lên, lắc nhẹ cào cho bùn đất theo nước trôi ra, còn lại trong bàn cào là "chiến lợi phẩm" hến. Cào khá to và nặng nên phải thật khéo léo mới có thể thu được nhiều hến mà không bị..té ụp xuống nước.

Hến được đổ vào lòng ghe, mấy bạn gái sẽ sàng sẩy lại cho sạch đất, sỏi. Công việc này tưởng đơn giản, nhưng rất tốn thời gian và công sức, vì: "Bùn bám trên vỏ hến chắc lắm, tớ vừa sàng, vừa rửa may ra mới sạch được. Vả lại nước sông cứ đẩy ghe lắc lư, chòng chành nên phải canh chừng, không thì công sức cả buổi chiều lại ào xuống sông cả" -

 

Chiều gần tối, nước sông rút ra xa, người cào hến tụ tập từng nhóm vừa cào, rửa hến vừa "t8m" chuyện rộn ra cả một khúc sông.

Bên cạnh đó,  người cào hến cũng dễ gặp phải nguy hiểm. Đó là những mảnh vỡ chai ẩn mình dưới lòng sông, rất dễ đâm vào chân "thợ cào" nếu không cẩn thận. Rồi cả những bệnh ngoài da khi phải ngâm chân dưới lòng sông hàng tiếng đồng hồ. Lội nước lâu, bị chuột rút là điều đáng sợ nhất đối với người cào hến. Nói về mối lo này, Thiết trầm ngâm:"Tuy nước chỉ đến ngang bụng, nhưng người cào hến chỉ dám cào lòng vòng quanh bờ, ít hến hơn một chút nhưng được cái an toàn, lỡ có gì còn ra kéo vào kịp.Còn con gái, tuy được làm việc nhẹ hơn, nhưng phải đãi hến dưới nắng hoài, làn da thiếu nữ cũng "trở mình" bắt nắng đen nhẻm.

Vỏ hến được bán với giá 1.000 - 1.500đ/kg, ruột hến từ 15.000 - 20.000 đ/kg. Một buổi dầm nước trên sống, người cào hến có thể kiếm được khoảng 30.000 - 50.000 đồng, một khoản tiền không nhỏ nơi đây. Có đi làm, mới thấy bố mẹ vất vả như thế nào.


Chiều nào cào được nhiều, về sớm là các nhóm tha hồ túm tụm "bày tiệc". Hến vừa được luộc, đãi xong còn nóng hôi hổi xào với hành phi, hành lá xúc bánh tráng nướng giòn rụm thì ngon thôi rồi! Bạn bè ở xa đến chơi, được đãi món này, vừa tấm tắc khen ngon vừa nằng nặc đòi đi cào một lần cho biết.

Đi cào hến, con trai con gái cũng đều được "nhuộm da" đen thui, móng tay móng chân ngả vàng do phải ngâm nước sông thường xuyên, nhưng teen nào cũng hăng hái và vui vẻ. Bởi lẽ,hiểu giá trị của lao động và sử dụng tiền đúng mục đích là điều không phải ai nào cũng làm được!


Publié dans ** CULT-VĂN HÓA

Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
Commenter cet article